Subdomain là gì? Cách tạo subdomain cho website

Khi truy cập một trang web, bạn có thể nhận thấy link URL trên thanh tìm kiếm sẽ có sự thay đổi một chút dựa trên vị trí mà bạn đang truy cập ở trang web. Phần URL thay đổi đó được gọi là tên miền phụ – subdomain. Hiểu được cách khai thác subdomain để triển khai SEO Website một cách tối ưu là những điều mà người làm SEO nên biết.

Subdomain là gì?

Subdomain còn được gọi là tên miền phụ, là một phần thông tin mở rộng được thêm vào đầu tên miền chính (domain) của trang web. Subdomain cho phép các trang web sắp xếp nội dung cho một chức năng chuyên biệt (ví dụ: blog, cửa hàng,…) và phân tách với phần còn lại của trang web.

Việc tạo ra subdomain là hoàn toàn miễn phí. Đồng thời tên miền phụ còn có thể hoạt động tách biệt hoàn toàn như một trang web bình thường và không hề ảnh hưởng tới bất kì backlinks nào của Domain chính.

Subdomain là gì?

Sự khác biệt giữa Domain và Subdomain

Tên miền chính (domain name) thường chia làm 2 phần: tên miền cấp cao nhất – Top level domain (TLD) là phần mở rộng (chẳng hạn như .com, .org) và tên miền cấp hai – Second level domain (SLD) là phần chính của tên miền. SLD thường là tên doanh nghiệp hoặc tên thương hiệu. 

– Ví dụ: link hubspot.com thì com là TLD, hubspot là SLD.

Còn subdomain là phần tên miền trước SLD. Một tên miền phụ được sử dụng phổ biến nhất là World Wide Web (viết tắt: www). Tên miền này chứa thông tin trang chủ cũng như các trang quan trọng nhất của trang web. Hầu hết các doanh nghiệp thì đăng ký mua tên miền đều bao gồm phần www. Ngoài ra, subdomain cũng thường được sử dụng để tách một phần của trang web ra khỏi trang chủ.

– Ví dụ: blog.hubspot.com và shop.hubspot.com > Hai liên kết này sẽ dẫn trực tiếp đến blog và cửa hàng trực tuyến của Hubspot.

Để tạo nên một URL hoàn chỉnh, bạn chỉ cần kết hợp tên miền và subdomain, thêm một đường dẫn (path) tùy chọn, rồi đặt sau protocol (HTTP/HTTPS).

Link URL hoàn chỉnh gồm domain và subdomain

Mục đích của việc sử dụng Subdomain

Sự ra đời của Subdomain là chìa khóa đem lại sự tiện dụng cho các doanh nghiệp và những người quản trị website. Mặc dù subdomain là một phần của website chính nhưng các công cụ tìm kiếm vẫn xem subdomain là một thực thể độc lập. Vì thế, bạn có thể tận dụng tên miền phụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Giúp người dùng tiếp cận website của bạn dễ dàng hơn

Subdomain giúp bạn dễ dàng tổ chức và quản lý các chức năng khác nhau của trang web. Nhờ đó, nội dung trên website của bạn cũng rõ ràng, giúp người dùng dễ tìm thấy đúng các chức năng đang cần tìm kiếm. Nếu bạn định thêm nhiều chức năng cho trang web của mình, chẳng hạn như cửa hàng, forum, blog,…bạn có thể xây dựng các subdomain để tách các chức năng này ra khỏi trang web chính.

Ví dụ: blog.website.com, forum.website.com, product.website.com,…

Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm nhiều chi phí khi không phải mua thêm một tên miền mới mà vẫn hướng đến sự đa dạng tương tác với người dùng. Thậm chí, bạn còn có thể tận dụng được lượng traffic từ website chính và tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Tạo các nội dung được bản địa hóa

Nếu trang web của bạn hướng đến nhiều khu vực khác, đa ngôn ngữ thì bạn có thể sử dụng tên miền phụ để tạo các content bản địa. Điều này đặc biệt hiệu quả so với việc mua thêm nhiều tên miền và cài đặt nhiều ngôn ngữ.

Ví dụ: Nếu bạn điều hành một chuỗi nhà hàng với nhiều địa điểm bằng một website chung là www.myrestaurant.com. Hoặc khách hàng tìm kiếm thực đơn ở Nashville có thể truy cập thông tin qua nashville.myrestaurant.com một cách dễ dàng.

Subdomain giúp người dùng dễ tiếp cận website của bạn

Cách tạo ra Subdomain nhanh chóng

Bước 1. Đặt tên miền phụ – subdomain

Trước tiên, hãy suy nghĩ một cái tên phù hợp cho chức năng của subdomain mà bạn đang định tạo. Một số tên miền phụ phổ biến bao gồm blog, store, shop, support, help hay events. Bạn chỉ cần chọn một cái tên mô tả ngắn gọn phần chức năng của miền phụ này và tốt nhất nên giới hạn trong 1 từ. Điều này sẽ giúp các URL của bạn trông gọn gàng, dễ nhớ hơn.

Bước 2. Đăng nhập vào cPanel

Để bắt đầu tạo tên miền phụ của bạn, hãy đăng nhập vào trình quản lý cPanel của nhà cung cấp hosting. Mỗi nhà cung cấp hosting sẽ có tài khoản đăng nhập và setup riêng cho cPanel của họ.

cPanel của nhà cung cấp hosting

Bước 3. Nhập tên và điều hướng subdomain về một website 

Bạn truy cập vào phần Subdomains hoặc Add Subdomains. Tại đây, bạn nhập các thông tin về tên miền phụ – subdomain, website chính – domain. Bạn lưu ý cần nhập đầy đủ tên website chính của mình, mục Document Root sẽ được tạo tự động. Sau đó, bạn nhấn vào nút Create.

Nhập tên subdomain cần tạo

Bước 4. Khai báo Record DNS

Sau khi thêm subdomain, bạn sẽ cần khai báo Record DNS cho Subdomain mới. Bạn truy cập vào trang quản lý tên miền, điều hướng đến DNS và chọn Add. Thêm các thông tin cần thiết mà bạn muốn subdomain của mình kết nối như tài khoản IP, địa chỉ IP được kết nối với tên máy chủ đích, tên máy chủ hay wildcard domain.

Thêm DNS Record mới

Bước 5. Chọn Create và đợi subdomain mới được duyệt

Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấp chọn Create và chờ đợi subdomain mới của bạn được xét duyệt. Thông thường sẽ mất từ 30 phút đến 24 giờ để subdomain của bạn được triển khai và hoạt động trên trang web.

Triển khai tên subdomain của website đúng cách

Bạn hãy suy nghĩ về các mục tiêu chính của website khi không chắc chắn mình có nên tạo một trang web dưới tên miền phụ www hay một tên miền phụ nào đó. Các trang liên quan đến mục tiêu phải thuộc www và tùy chỉnh các tên subdomain khác để tạo nên một phần quan trọng khác của website.

Ví dụ: Nếu bạn điều hành một cửa hàng trực tuyến và thỉnh thoảng viết blog, thì bạn có thể chọn tên www.mywebsite.com cho cửa hàng của mình và blog.mywebsite.com cho phần blog.

Ngược lại, nếu bạn chủ yếu viết blog và chỉ bán một số hàng hóa trên trang web, hãy sử dụng www.mywebsite.com cho blog của bạn và store.mywebsite.com cho cửa hàng.

Bằng cách triển khai các tên subdomain đúng cách, bạn sẽ sắp xếp và quản lý các nội dung riêng biệt một cách tối ưu, tiện lợi. Hơn nữa, người dùng cũng sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần. Vì thế việc tận dụng subdomain sẽ giúp bạn triển khai SEO website hiệu quả.

Ví dụ về việc sử dụng Subdomain

Nếu bạn đang tìm cách tạo một subdomain cho website của mình nhưng vẫn còn mơ hồ, bạn có thể tham khảo ví dụ của Hubspot www.hubspot.comblog.hubspot.com. Trong khi www.hubspot.com tập trung vào các dòng sản phẩm do Hubspot cung cấp, thì blog.hubspot.com chứa các bài viết không nhất thiết phải liên quan đến sản phẩm của hubspot. Việc tách hai miền ra như thế sẽ giúp mọi thông tin được rõ ràng, dễ quản lý và giúp khách truy cập nhanh chóng tìm thấy những thứ họ cần.

Subdomain của trang web Hubspot

Dưới đây là một ví dụ khác: Ngoài website chính bán các sản phẩm mới, thương hiệu quần áo Patagonia cũng có một subdomain tên Worn Wear. Trang này được dùng để bán lại quần áo đã qua sử dụng. Khi bạn truy cập cả hai liên kết này, bạn sẽ thấy www.patagonia.com bao gồm cửa hàng Patagonia và wornwear.patagonia.com được sử dụng cho phần Worn Wear.

Ví dụ về cách sử dụng subdomain

Bạn cũng có thể tạo subdomain cho những mục đích khác như biểu thị ngôn ngữ hoặc khu vực. Wikipedia là một ví dụ điển hình: en subdomain có nghĩa là các bài được viết bằng tiếng Anh, es là tiếng Tây Ban Nha,…

Sử dụng subdomain để biểu thị ngôn ngữ

Kết luận

Trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu về subdomain cũng như những lợi ích nó đem lại cho SEO website. Đồng thời chia sẻ cho bạn về cách tạo nên các subdomain. Đây là một công cụ hữu ích, miễn phí dành cho các SEOer mà bạn nên tận dụng đúng mục đích. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào Top On Seek để tìm hiểu thêm các thông tin khác về Digital Marketing. Chúng tôi cũng đem đến dịch vụ SEO chuyên nghiệp giúp tăng thứ hạng tìm kiếm Google và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website.

Nguồn: https://blog.hubspot.com/

Những câu hỏi thường gặp về Subdomain

  1. Tạo Subdomain có ảnh hưởng để website chính không?

    Subdomain là tên miền phụ, là một phần được tách ra từ tên miền chính (domain) và hoạt động riêng như một website bình thường. Về mặt SEO, Subdomain không ảnh hưởng đến các backlinks của domain chính.

  2. Một domain chính tạo được bao nhiêu Subdomain?

    Về mặt lý thuyết, 1 Domain chính có thể tạo được rất nhiều subdomain (thường không giới hạn). Nhưng thực tế thì nhằm đảm bảo độ tương thích SEO, nếu bạn tạo quá nhiều subdomain thì điểm SEO sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, tùy thuộc vào cấu hình máy chủ DNS và băng thông mà nhà cung cấp máy chủ sẽ giới hạn lượng subdomain phù hợp.

The post Subdomain là gì? Cách tạo subdomain cho website appeared first on WEBLODE.



from WEBLODE https://weblode.net/subdomain-la-gi-cach-tao-subdomain-cho-website/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới Thiệu

BIDV IBank là gì? Cách đăng ký và Sử dụng BIDV IBank 2021

Rel Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng links nofollow cho các nỗ lực SEO