Rel Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng links nofollow cho các nỗ lực SEO

Nofollow được giới thiệu chính thức vào năm 2005 và ra đời như một cách đáp trả những bình luận spam trên các diễn đàn blog. Nếu trước đây nó được sử dụng trong các thẻ meta ( ) thì nay rel nofollow đã phổ biến hơn nhiều trên cơ sở mỗi liên kết. Những nội dung sau đây sẽ đi sâu vào thuộc tính này và giải đáp thắc mắc khi nào thì nên sử dụng link nofollow cho những nỗ lực SEO.

rel nofollow là gì

Rel nofollow là gì?

Trong HTML, rel là một dạng thuộc tính thể hiện mối quan hệ giữa các tài nguyên được liên kết. Trong đó rel nofollow () là một trong hai thuộc tính chính.

Dưới đây là ví dụ về một liên kết nofollow:

Ví dụ về một đoạn mã có rel nofollow

Google’s Webmaster Guidelines đã nêu rõ rằng:

“Các liên kết được đánh dấu bằng thuộc tính rel thường sẽ không được follow”

Tuy nhiên trên thực tế, nó vẫn sẽ được tìm thấy thông qua các phương tiện khác và việc no following một liên kết không đảm bảo rằng Google sẽ không tìm thấy trang đó.

Vào năm 2009, Matt Cutts cũng đã thông báo rằng, việc cố gắng tạo ra PageRank bằng cách sử dụng rel nofollow đã không còn hiệu quả như trước đây nữa.

Cụ thể, trước đây PageRank được chia cho tổng số liên kết ngoài được follow. Tuy nhiên, thay đổi này có nghĩa nó sẽ được chia cho tất cả liên kết bất kể chúng có bị nofollow hay không.

“Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một trang với mười điểm PageRank và mười liên kết, mà năm trong số đó là link nofollow? Trước đây, năm liên kết không có rel nofollow sẽ có hai điểm PageRak mỗi liên kết. Tuy nhiên, Google đã thay đổi điều này và năm liên kết như thế sẽ chỉ nhận được một điểm PageRank.”

Cutts giải thích thêm trên Blog của mình

Liên kết dofollow

Dofollow là một trong hai thuộc tính HTML cho một liên kết. Thực chất, nó không tồn tại.

Vì nếu một liên kết không phải là nofollow thì nó sẽ tự động trở thành dofollow, trừ khi nó không được theo dõi qua Robots Meta Tag.

Paid links và Link Schemes

Paid links

Google đã mô tả những dạng liên kết có trả phí như sau:

“…Trả tiền để lấy links; những bài đăng có chứa các liên kết; trao đổi hàng hóa/dịch vụ để lấy link; gửi cho ai đó một sản phẩm và họ review về sản phẩm đó bao gồm một link đính kèm,…”

Có nhiều ý kiến trái ngược xoay quanh thông báo trên của Google. Vì họ cho rằng, họ không trả tiền cho quản trị web để đăng một liên kết thì không thể xem là một paid links. Và Google tất nhiên không để tâm những bàn cãi đó.

Link Schemes

Link Schemes hay còn gọi là các kỹ thuật mũ đen, bao gồm những khuyến cáo từ Google không nên áp dụng cho các nội dung:

– Mua hoặc bán links follow để thao túng PageRank

– Trao đổi links quy mô lớn

– Bài đăng hoặc bài viết trên quy mô lớn có sử dụng keyword-rich anchors

– Liên kết được tạo tự động từ nhiều dịch vụ khác nhau

– Cung cấp liên kết từ yêu cầu của chủ sở hữu sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang sử dụng

– Text ads vượt PageRank

– Thông cáo báo chí với anchor text được tối ưu hóa

– Thư mục web chất lượng thấp

– Widgets

– Footers và template links

– Bình luận trên các diễn đàn

Sau khi tìm hiểu về Wayback Machine và xem xét việc Google đã viết những gì về Link Schemes trong những năm gần đây, thì có một điều gần như không thay đổi rằng:

Các liên kết được chèn vào những nội dung chưa mạch lạc. Ví dụ: “Hầu hết mọi người đều ngủ vào ban đêm. Bạn có thể mua chăn giá rẻ tại các cửa hàng. Bạn cũng có thể mua thêm một cái lò sưởi. Điều này sẽ giúp bạn ấm áp cả ngày.”

Và đáng buồn thay, việc này vẫn xảy ra rất phổ biến.

Rel nofollow trở thành một gợi ý

Vào tháng 3 năm 2020, Google đã tuyên bố rằng họ đang xem rel nofollow như một gợi ý thay vì một chỉ thị như trước đây. Và trước đó, Bing cũng đã thông báo nội dung tương tự:

Bing chia sẻ về viêc xem rel nofollow như một gợi ý

Bên cạnh đó, Google cũng đã thêm 2 thuộc tính rel để xác định mục đích liên kết và cả hai thuộc tính này đều có thể được sử dụng với rel nofollow

  • Rel=”sponsored”: Đây là thuộc tính xác định nội dung/liên kết được trả phí. Ví dụ:
rel nofollow đi kèm rel sponsored
  • Rel = “ugc”: Thuộc tính này được sử dụng để xác định nội dung do người dùng tạo như bài đăng trên các diễn đàn hoặc comment trên blog. Ví dụ:
rel nofollow kết hợp rel ugc

Nếu các liên kết của bạn không thuộc một trong hai thuộc tính mới ở trên nhưng bạn vẫn muốn Google xác minh chúng thì chỉ cần dùng nofollow.

Giá trị mà rel nofollow đem lại cho SEO

Một link nofollow có thể không giúp bạn có những thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, nhưng với thông báo từ các ông lớn hàng đầu (Google,Bing) về việc xem thuộc tính này như một gợi ý cũng đã mở ra rất nhiều cơ hội cho SEO.

Các link nofollow cũng là một phần của natural link profile và giá trị to lớn nhất mà chúng mang lại là có thể đem đến cho bạn nhiều lượng traffic hơn hẳn những link follow.

Khi nào nên và không nên sử dụng rel nofollow?

Nên sử dụng

Hãy xem Google nói gì về các outbound links đủ điều kiện

rel value từ Google

Trong khi trước đây, rel nofollow được sử dụng như một danh sách chung cho các liên kết mà bạn không muốn vượt qua PageRank, thì bây giờ điều này sẽ xảy ra khi hai thuộc tính rel khác (sponsored và ugc) trở nên khả dụng.

Một số trường hợp bạn nên sử dụng rel nofollow:

  • Nếu bạn đang liên kết đến một nguồn mà bạn tin tưởng.
  • Bài đăng của khách – trừ khi họ đăng bài trên quy mô lớn. Đây là một bài đăng thực sự của người dùng và bạn không được trả tiền cho bài đăng đó.
  • Liên kết đến hồ sơ social media.

Không nên sử dụng

Dưới đây là các trường hợp bạn không cần nofollow một liên kết:

  • Khi bạn đang muốn chia sẻ cho ai đó một đường link vì bạn nghĩ nó chứa một nguồn thông tin tốt mà không nhận lại bất cứ thứ gì.
  • Khi bạn nhận thấy đây là liên kết không có khả năng thao túng PageRank.
  • Nếu ai đó trả tiền cho bạn để đăng nội dung của họ.
  • Nếu bạn lo lắng rằng bạn có thể bị phạt vì liên kết.
  • Widgets.

Một số quản trị viên website sợ bị gậy từ Google đến mức, họ đã nofollow tất cả outbound links. Tuy nhiên điều này là không cần thiết, trừ khi trang web của bạn được tạo ra để bán các liên kết

Làm thế nào để theo dõi tất cả rel nofollow của bạn?

Dưới đây là một số công cụ có thể giúp bạn biết mình có bao nhiêu link nofollow và dofollow

Ahrefs

ahrefs

Majestic

Majestic

SEMrush

SEMrush

Làm thế nào để biết một liên kết là rel nofollow?

Hãy xem nofollow có trong mã HTML của liên kết đó không. Chẳng hạn:

Một đoạn mã có chứa nofollow trong HTML

Nếu bạn là một người không thích những đoạn mã, thì một số plugin sau cũng có thể giúp bạn

Detailed SEO extension

pluggin nhận biết link nofollow

Ahrefs Chrome plugin

pluggin theo dõi link nofollow

Igorware Nofollow extension

pluggin nhận biết link nofollow

Kết luận

Trên đây đã trình bày những nội dung xoay rel nofollow và hướng dẫn nên sử dụng nó như thế nào cho các nỗ lực SEO. Rất hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho chiến dịch Marketing của mình. Đồng thời, bạn có thể ghé thăm trang web chính thức của Top On Seek để đón đọc thêm nhiều bài viết hay về Digital marketing cũng như để lại bình luận cho các bài viết chứa nội dung mình quan tâm. Hoặc đăng ký tư vấn và trải nghiệm dịch vụ SEO chuyên nghiệp từ chúng tôi để có những giải pháp tốt nhất trong việc phát triển website và thu về lượng lớn truy cập, chuyển đổi doanh thu.

Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/when-to-use-nofollow-on-links/383468/#close

The post Rel Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng links nofollow cho các nỗ lực SEO appeared first on WEBLODE.



from WEBLODE https://weblode.net/rel-nofollow-la-gi-huong-dan-su-dung-links-nofollow-cho-cac-no-luc-seo/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới Thiệu

BIDV IBank là gì? Cách đăng ký và Sử dụng BIDV IBank 2021