Độ chụm bánh xe là gì? Chia sẻ cách tính độ chụm bánh xe

 Trong quá trình di chuyển bạn cần chú ý đến độ chụm bánh xe. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho người lái và hành khách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn lý do tại sao cần cân chỉnh độ chụm bánh xe. 

Độ chụm bánh xe là gì?

Độ chụm bánh xe là hiệu số khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía sau với khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía trước trên cùng một trục bánh xe. 

Độ chụm được tính bằng đơn vị inch, mm, độ và phút. Độ chụm bánh xe gồm hai dạng là độ chụm dương (toe-in) và độ chụm âm (toe out).

Nếu là độ chụm dương khi khoảng cách hai má lốp đo tại vị trí sau. Là độ chụm âm nếu khoảng cách giữa hai má lốp đo tại phía trước lớn hơn so với phía sau. Độ chụm sẽ bằng 0 khi hai bánh song song với nhau.

Công dụng của độ chụm bánh xe

Khi xe chuyển động thì độ cao của thân xe so với mặt đường có sự chênh lệch so với độ cao của thân xe khi đứng yên. Khi độ cao xe thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chiều dài rô-tuyn nên độ chụm cũng bị thay đổi.

Chính vì vậy mà người ta làm độ chụm sẵn để bù trừ để khi chạy xe với tốc độ cao thì độ chụm sẽ tiến dần bằng 0, tránh tình trạng ăn mòn lốp.

Cách kiểm tra độ chụm bánh xe tại nhà

Để kiểm tra được độ chụm của bánh xe thì có 3 cách kiểm tra mà bạn có thể tham khảo 3 phương pháp sau đây:

Độ chụm Toe

Để nhận biết bánh xe đang là độ chụm dương hay âm, người lái có thể quan sát trực tiếp lốp xe. Nếu lốp bị ăn mòn bên ngoài là độ chụm dương, ngược lại nếu lốp bị ăn mòn phía trong là độ chụm âm. Dù là độ chụm âm hay dương thì chúng đều ảnh hưởng đến lốp xe.

Kiểm tra độ chụm bánh xe theo góc Camber

Góc Camber là góc tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường ở phần phía trước. Bánh xe vuông góc với mặt đường khi Camber = 0

– Nếu bánh xe ngả ra ngoài chứng tỏ Camber dương

– Bánh xe ngả vào trong chứng tỏ Camber âm

Nếu góc Camber khác 0, độ bám đường của xe sẽ bị ảnh hưởng, nhất là khi đang lái xe trên những con đường ướt, độ trơn trượt cao. Để kiểm tra góc Camber ta làm như sau:

– Dùng 1 cây thước vuông có chiều cao bằng với chiều cao của lốp, hoặc có thể chế một cây thước vuông từ miếng bìa cát tông (nếu không có thước).

– Đặt thước vuông góc với lốp (cạnh góc vuông ngắn song song với mặt đất và chạm thành lốp). Lúc này sẽ có một khoảng hở giữa thước kẻ và lốp, cần đo khoảng hở này.

– Xác định góc camber là dương hay âm, nếu khoảng hở nằm ở phần dưới là góc dương còn khoảng hở nằm ở phần trên là góc âm.

Độ chụm bánh xe dựa theo góc Caster

Góc Caster là số đo góc giữa trụ lái và trụ thẳng đứng của bánh xe. Nếu thấy xe có hiện tượng nhao lái thì rất có thể bánh xe bị lệch về phía trước hoặc sau.

Vì vậy, cần chú ý đến hoạt động của hệ thống giảm xóc bởi bộ phận này liên quan trực tiếp đến góc Caster. Việc kiểm tra góc Caster được thực hiện như sau:

Độ chụm bánh xe dựa theo góc Caster

Góc Caster là số đo góc giữa trụ lái và trụ thẳng đứng của bánh xe. Nếu thấy xe có hiện tượng nhao lái thì rất có thể bánh xe bị lệch về phía trước hoặc sau.

Vì vậy, cần chú ý đến hoạt động của hệ thống giảm xóc bởi bộ phận này liên quan trực tiếp đến góc Caster. Việc kiểm tra góc Caster được thực hiện như sau:
Việc cần làm đầu đầu tiên đó là bơm lốp xe theo thông số áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi đó, bạn sẽ thấy hai thanh routine có cùng chiều dài và nằm thẳng nhau.

– Tiếp theo cần giữ chắc vô lăng, đẩy xe di chuyển đi vài mét và để xe tự dừng.

– Dùng một sợi dây dài để kiểm tra độ chụm bánh xe bằng cách căng ngang sợi dây sát lốp xe phía trước. Sau đó dùng bút màu hay phấn đánh dấu theo chiều căng của dây. Làm tương tự với bánh sau, sau đó kiểm tra các điểm đánh dấu, nếu các thông số không trùng nhau có nghĩa bánh xe đã bị sai lệch.

Tìm hiểu phương pháp cân chỉnh độ chụm bánh xe

Tại sao cần cân chỉnh độ chụm bánh xe? 

Cân chỉnh độ chụm bánh xe hay còn gọi là cân chỉnh thước lái ô tô. Đây là việc điều chỉnh lại góc đặt bánh xe về đúng chuẩn ban đầu.

Lợi ích từ việc cân chỉnh độ chụm bánh xe giúp tránh hiện tượng mòn lốp, vô lăng bị lệch làm giảm tuổi thọ của lốp xe. Các thông số ở các góc bánh xe Caster, Camber và độ chụm bánh xe sai lệch so với thông số chuẩn. 

Những sai lệch này ảnh hưởng đến vô lăng khiến xe bị nhao sang bên trái. Khi lốp xe bị dồn, đó cũng là dấu hiệu mất cân bằng thước lái. Khi bị mất cân bằng độ chụm thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường sẽ lớn hơn bình thường.

Chính vì thế, độ ồn của lốp xe sẽ lớn hơn. Nếu không cân chỉnh thước lái lốp xe sẽ bị mòn không đều mặt trong hoặc mặt ngoài. Hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi đang chạy xe trên đường bị tình trạng xỉa lái, gây cảm giác đau mỏi vai người lái xe. 

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, việc cân chỉnh lại độ chụm để tránh những bất trắc và tăng tuổi thọ lốp xe. Do đó cần cân chỉnh độ chụm bánh xe ô tô để chỉnh lại thước lái đang được khuyến khích hiện nay. 

Thời điểm nào cần cân chỉnh thước lái? 

Việc cân chỉnh thước lái ô tô được diễn ra khi nào? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn các dấu hiệu cần cân chỉnh thước lái. Cụ thể: 

– Trong trường hợp xe bạn tông vào thứ gì đó trên đường với một lực rất mạnh. Bạn quan sát để ý thấy lốp xe mòn bất thường hoặc mòn không đều. 

– Bạn gặp trở ngại khi kiểm soát tay lái hoặc đánh lái vào góc cua khó khăn. Gây lên tình trạng xe của bạn bị kéo hoặc bị lái về một phía.  Tay lái không trở lại một cách dễ dàng sau khi vào cua hoặc bẻ hướng. Hoặc dẫn đến tình trạng tay lái vẫn xoay về một góc cả kể khi lái xe trên một đường thẳng. 

– Xe chạy trên những con đường xấu nhiều ổ gà, ổ voi sẽ dễ gây ra tình trạng mất cân bằng khi lái xe. Hoặc khi qua các chướng ngại vật với tốc độ cao hoặc đổ nghiêng trong thời gian dài. 

– Hoặc xe không bảo dưỡng, không cân mâm bấm chỉ định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tất cả những nguyên nhân này chính là các dấu hiệu dẫn đến việc mất cân bằng độ chụm bánh xe. 

Để thực hiện việc cân chỉnh thước lái khi xe của bạn gặp vấn đề cần thay một bộ lốp mới. Bạn cũng cần thay thế hệ thống treo và các linh kiện của bộ phận đánh lái. 

Quy trình cân chỉnh thước lái 

Bằng phương pháp truyền thống

– Cân chỉnh bằng thước

+) Bạn tiến hành nổ máy, đánh vô lăng về phía chính giữa, cho xe đi một đoạn rồi dừng lại. Sau đó một người kéo thước đặt mép thước vào gai bánh xe. Giữ khoảng cách 1 đoạn khoảng 2-3cm ( bạn sử dụng gai nào cũng được nhưng trước và sau của bánh xe phải trùng gai đó)

+) Tiến hành đo khoảng cách trước và sau bánh xe, nếu chỉ chênh nhau từ 0 – 2.5mm thì không đáng lo. Ngược lại nếu khoảng cách này nhiều hơn thì bạn cần tiến hành cân chỉnh lại. Ở bước này bạn hãy tiến hành nới ốc hãm rotuyn lái ra để chỉnh, dùng loại cờ lê 13 hoặc 14 tùy loại xe.

Bạn cần chú ý xem thước lái nằm phía trước hay phía sau bánh xe để nới ra hoặc kéo vào. Việc cần làm là điều chỉnh cân bằng cả 2 bên khi nào xe đi thẳng mà vô lăng ở đúng vị trí. 

– Dùng dây để cân chỉnh độ chụm bánh xe

+) Bạn cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy  đánh vô lăng cho xe ở vị trí chính giữa để đi thẳng. 

+) Buộc dây vào sau xe, kéo qua bánh sau lên bánh trước sao cho dây nằm ở 2/3 từ dưới đất tính lên cho đến nửa bánh xe.
+) Ngay sau đó bạn quan sát bánh xe trước, nếu phía trước bánh xe mà chạm dây thì phải chỉnh rotuyn lái cho bánh xe qua phải. 

+) Phần phía sau bánh xe chạm dây thì chỉnh cho bánh xe sang trái. Cách chỉnh thương tự cách điều chỉnh thước kéo.

Cân chỉnh bằng máy cân chỉnh độ chụm

– Bạn đưa xe ô tô của mình vào hệ thống cầu nâng để được hỗ trợ cho việc kiểm tra xe. 

– Sau bước kiểm tra chuyển sang bước kiểm hơi cho lốp xe. Ngay sau đó quan sát các thông số kỹ thuật, tháo ống hơi. 

– Thiết lập target vào 4 bánh xe. 

– Sử dụng thiết bị cân chỉnh độ  chụm, đánh giá theo chỉ dẫn của hệ thống hiển thị trên màn hình cân chỉnh thước lái. Máy cân chỉnh góc sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo các chỉ số sai lệch nếu có. 

– Kỹ thuật viên sẽ tiến hành sửa chữa khi hệ thống thông báo có sai lệch. 

– Tiến hành xoay vô lăng sau khi sửa chữa, để đảm bảo thước lái đã được cân chỉnh đúng chuẩn. 

– Ngay sau khi hoàn tất các quá trình cân chỉnh độ chụm bánh xe, bạn tiến hành tháo các target ra khỏi 4 bánh xe. Hạ bàn nâng xuống và đưa xe khỏi cầu nâng. 

– Cuối cùng xe chạy thử để kiểm tra lại sự cân bằng của xe. 

Cân chỉnh độ chụm bánh xe hết bao nhiêu tiền? 

Giá cân chỉnh độ chụm bánh xe trên thị trường hiện nay rơi vào khoảng 400.000- 1.000.000 VNĐ/lần tùy thuộc vào loại xe của bạn. Đối với dòng xe khác nhau, bảng giá của những trung tâm sẽ có sự khác nhau nên bạn cần xem xét kỹ để lựa chọn cơ sở phù hợp.

Có nhiều địa chỉ cân chỉnh độ chụm bánh xe ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bạn nên tham khảo thông tin các trung tâm bảo dưỡng hãng xe để lựa chọn dịch vụ cân chỉnh lốp xe cho hợp lý.

Trên thực tế, bạn nên tìm những trung tâm lớn chứ không nên vào các gara nhỏ rất dễ bị chặt chém cũng như chất lượng dịch vụ không đảm bảo. 

Trên đây là toàn bộ thông tin WEBLODE.NET thu thập được liên quan đến việc tiến hành cân chỉnh độ chụm bánh xe. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp mọi người có thêm những kinh nghiệm tự kiểm tra độ chụm bánh xe tại nhà chính xác nhất.

The post Độ chụm bánh xe là gì? Chia sẻ cách tính độ chụm bánh xe appeared first on WEBLODE.



from WEBLODE https://weblode.net/do-chum-banh-xe-la-gi-chia-se-cach-tinh-do-chum-banh-xe/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới Thiệu

BIDV IBank là gì? Cách đăng ký và Sử dụng BIDV IBank 2021

Rel Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng links nofollow cho các nỗ lực SEO