Lãi Nhập Gốc Là Gì? Cách Tính Lãi Cộng Dồn Khi Gửi Tiết Kiệm

Nếu bạn đã từng gửi tiết kiệm Ngân hàng, chắc hẳn đã nghe đến cụm từ lãi nhập gốc. Vậy lãi nhập gốc là gì? Cách tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm như thế nào? Có nên gửi tiết kiệm theo phương thức lãi nhập gốc không? Trong bài viết này, WEBLODE sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Lãi nhập gốc là gì?

Lãi nhập gốc hay còn được gọi là lãi cộng dồn là một hình thức tính lãi của Ngân hàng đối với tiền gửi tiết kiệm được áp dụng đối với các khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhưng đến hạn mà chủ tài khoản không đến nhận tiền lãi. Các ngân hàng có quy định lãi nhập gốc là phương thức chi trả khoản tiền lãi được áp dụng cho loại tiền gửi tiết kiệm và được áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa lãi nhập gốc trong gửi tiết kiệm không kỳ hạn với hình thức gửi có kỳ hạn đó là các hình thức gửi có kỳ hạn người gửi sẽ tiến hành nhận lãi định kỳ hoặc cuối kỳ. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền lãi phát sinh mỗi tháng sẽ được cộng dồn vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi trong kỳ tiếp theo.

Tham khảo:

Công thức tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm

Công thức tính lãi nhập gốc dựa vào lãi suất áp dụng và số ngày khách hàng gửi tiết kiệm. Tùy vào hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn mà có công thức tính khác nhau.

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất (tháng)/30 ngày

Trong đó: Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại)

Số gốc mới = Dư gốc (Tính đến ngày lãi nhập gốc) + Số tiền lãi nhập gốc

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

Để bạn có thể hình dung rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo ví dụ dưới đây. Khách hàng A gửi tiết kiệm số tiền 400 triệu đồng. Khách hàng gửi tiết kiệm với kỳ hạn 2 tháng và đáo hạn nhập lãi vào gốc. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng được áp dụng theo quy định của Hợp đồng là 7%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 9%/năm.

Vậy sau một năm, theo cả 2 cách tính lãi suất thì số tiền khách hàng nhận về như sau:

– Số tiền lãi được hưởng trong 12 tháng khi gửi kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 9% / năm là : Tiền lãi = 400.000.000 x 9%/12 x 12 tháng = 36.000.000 VNĐ

– Tiền lãi trong 2 tháng khi gửi kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 7% là :  Tiền lãi = 400.000.000  x 7%/12 x 2 = 4,67 triệu đồng

  • Đợt 2: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu đồng
  • Đợt 3: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72) x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu đồng
  • Đợt 4: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78) x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu đồng
  • Đợt 5: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83) x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu đồng
  • Đợt 6: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu đồng

Vậy chúng ta tính được tổng số tiền lãi là 28.84 triệu đồng

Ưu điểm của Lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Khi có vốn nhàn rỗi thì gửi tiết kiệm là một phương thức sinh lời hiệu quả và an toàn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhưng lựa chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm lại là một điều trăn trở. Để thu hút được nhiều nhà đầu tư, các ngân hàng đưa ra phương án tính lãi nhập gốc khi gửi tiết kiệm, tạo nhiều lợi thế và ưu điểm dành cho các khoản tiền gửi.

Các ưu điểm của phương thức lãi nhập gốc có thể kể đến như:

  • Phương thức tính lãi linh hoạt, giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều thời gian và vẫn đảm bảo được quyền lợi;
  • Khả năng sinh lời cao;
  • Thủ tục đơn giản, cách tính dễ hiểu;
  • Hỗ trợ giao dịch an toàn, nhanh chóng;

Dưới đây là bảng lãi suất gửi tiết kiệm tại một số Ngân hàng tốt nhất hiện nay:

Ngân hàng 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng
Viet Capital Bank 5.4 5.4 7.4 8 8.6
VIB 5.4 5.5 7.5 8.4 7.8
VPBank 5.3 5.3 7 7.05 7.7
SHB 5.3 5.5 6.7 6.78 6.8
HD Bank 5.5 5.5 6.4 7 7
BIDV 4.5 5 5.5 6.9 6.9
Sacombank 4.7 5.5 6.5 6.9 7.3
Shinhanbank 3.3 3.7 4.2 5.1 5.2
Vietinbank 4.5 5 5.5 6.8 6.8
Sea Bank 5.1 5.25 5.8 6.8 6.9
Agribank 4.5 5 5.5 6.8 6.8
Maritimebank 5 5.2 6.6 6.9 7.4
ACB 4.8 5.3 6.5 6.7 7
Techcombank 4.9 5.1 6.2 6.7 6.7
Vietcombank 4.5 5 5.5 6.8 6.8
Eximbank 5 5 5.6 6.8 8
Hong Leong Bank 3.5 4.48 5 5.8 5.85
PVCombank 5.3 7 7.7 7.8
Ocean Bank 5.4 5.5 7.05 7.7 7.3
SCB 5.4 5.5 7.1 7.5 7.75
TP Bank 5.25 5.45 6.1 8.1 7.6
Dong A Bank 5.5 5.5 7.1 7.2 7.6
MB Bank 5 5.3 7 7.2 7.5
VRB 5.3 5.5 6.9 7.7 7.5
Lienvietpostbank 4.5 5.1 5.8 6.9 7.3

Kết luận

Trên đây là định nghĩa giúp bạn trả lời câu hỏi “lãi nhập gốc là gì?“ và ví dụ cụ thể cách tính lãi suất khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích khi gửi tiết kiệm ngân hàng. WEBLODE.vn là website hỗ trợ vay tiền nhanh online với lãi suất tốt nhất.

Tham khảo:Thông tin được biên tập bởi: weblode.net

The post Lãi Nhập Gốc Là Gì? Cách Tính Lãi Cộng Dồn Khi Gửi Tiết Kiệm appeared first on WEBLODE.



from WEBLODE https://weblode.net/lai-nhap-goc-la-gi-cach-tinh-lai-cong-don-khi-gui-tiet-kiem/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giới Thiệu

BIDV IBank là gì? Cách đăng ký và Sử dụng BIDV IBank 2021

Rel Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng links nofollow cho các nỗ lực SEO